Thông thường, để trúng tuyển chức vụ quản lý vào những doanh nghiệp nói chung thì ứng viên chỉ cần kinh nghiệm và tấm bằng cử nhân là đủ. Tuy nhiên, riêng với một số doanh nghiệp chuyên sản xuất thì chứng chỉ PMC Việt Nam là điều kiện bắt buộc phải có mà nhiều doanh nghiệp sản xuất yêu cầu khi tuyển dụng.
Doanh nghiệp sản xuất không cần phỏng vấn đã nhận ngay ứng viên có chứng chỉ PMC Việt Nam
Câu chuyện tuyển dụng của các doanh nghiệp sản xuất cũng đặc thù giống như tính chất công việc của họ. Doanh nghiệp sản xuất luôn tất bật và tuân thủ giờ giấc, không chậm giờ, cao su như nhiều doanh nghiệp nói chung. Quản lý sản xuất là những người trực tiếp điều hành nhân viên, quan tâm và chỉ đạo tận nơi làm việc của công nhân mà không phải ngồi máy tính điều hành như ở các lĩnh vực khác.
Khác biệt về tính chất công việc nên cách tuyển dụng của doanh nghiệp sản xuất cũng không hề giống số đông. Để được nhận vào chức vụ quản lý sản xuất, ứng viên phải có kinh nghiệm làm việc nhiều năm ở vị trí tương ứng hoặc phải có chứng chỉ đào tạo cho vị trí ứng tuyển. Chẳng hạn, để được phỏng vấn vị trí Giám đốc sản xuất ứng viên phải có kinh nghiệm từng làm giám đốc sản xuất hoặc đã học chứng chỉ về giám đốc sản xuất mới được mời đi phỏng vấn.
Ở một số doanh nghiệp sản xuất lại yêu cầu ứng viên bắt buộc phải có chứng chỉ PMC Việt Nam mới được ứng tuyển hoặc phải có mới được thăng chức. Lại có những nhà tuyển dụng trả lời: “Có chứng chỉ của PMC Việt Nam là chúng tôi nhận ngay không cần phỏng vấn”.
Không dễ dàng để được nhận chứng chỉ xác nhận hoàn thành chương trình đào tạo từ PMC Việt Nam
Đối với những người ngoại đạo, việc tuyển dụng của doanh nghiệp sản xuất là câu chuyện lạ và thú vị nhưng với “dân” sản xuất họ rất rõ. Nhiều người học đại học ra không xin được vào vị trí quản lý, họ chấp nhận làm công nhân để có kinh nghiệm làm việc trong môi trường sản xuất.
Họ tìm học những khóa đào tạo quản trị sản xuất đại trà, không chuyên giống như cử nhân kinh tế đi học chứng chỉ CEO. Họ hi vọng sẽ được cất nhắc vào vị trí quản lý trong doanh nghiệp sản xuất, tuy nhiên những tấm bằng ấy lại chẳng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng bởi họ thừa biết “có tiền là có ngay những chứng chỉ như vậy”.
Trong khi đó, để có được chứng chỉ Giám đốc sản xuất hay Quản đốc phân xưởng ở PMC Việt Nam không hề dễ dàng. Chỉ những ai trong lĩnh vực sản xuất và ít nhất phải là tổ trưởng sản xuất trở lên mới được học các lớp tương ứng. Cho dù bạn có bằng đại học nhưng kinh nghiệm của bạn chỉ là công nhân bạn không bao giờ được xếp lớp ở PMC Việt Nam.
Được biết, trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC Việt Nam chọn lọc đối tượng học viên để xếp lớp. Nếu bạn là tổ trưởng sản xuất bạn không thể học chung với lớp giám đốc sản xuất. PMC Việt Nam thực hiện đúng quy trình đào tạo nhằm giúp học viên có thể hiểu được bài giảng và áp dụng được vào thực tiễn. Học theo đúng yêu cầu công việc, năng lực tiếp thu là 1 phần, nhưng để có được chứng chỉ của PMC Việt Nam, học viên phải xây dựng được đề án cho công việc thực tế ở đơn vị đang công tác. Những đề án này phải có tính khả thi và sẽ được ban giảng huấn cùng hoàn thiện để triển khai thực tiễn.
Từ cách PMC Việt Nam đào tạo, dễ dàng có thể hiểu vì sao doanh nghiệp sản xuất có thể nhận ngay ứng viên có chứng chỉ của PMC Việt Nam vào vị trí quản lý. Có thể nói PMC Việt Nam đã thay họ kiểm tra trình độ ứng viên từ khi nhập học đến khi trao chứng chỉ. Ngược lại, chứng chỉ PMC Việt Nam là chìa khóa giúp ứng viên có thể được nhận vào những vị trí cao trong doanh nghiệp sản xuất.
PMC Việt Nam là đối tác tin cậy đồng hành cùng nhiều tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất trên cả nước
Bên cạnh những cá nhân tự đăng ký học, doanh nghiệp sản xuất thường chủ động tìm đến trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC Việt Nam để đào tạo đội ngũ quản lý của mình.
Hiện tại, PMC Việt Nam đã trải qua chặng đường 7 năm thực hiện sứ mệnh của mình – là xây dựng các chương trình tư vấn và đào tạo nhằm giúp doanh nghiệp có những giải pháp khả thi, đơn giản, hiệu quả, tối ưu hóa hiệu quả quản trị sản xuất, kinh nghiệm trong đào tạo quản trị sản xuất và là đối tác của rất nhiều đơn vị sản xuất lớn như:
Là một trong những học viên từng học khóa Giám đốc sản xuất tại PMC Việt Nam, anh Nguyễn Quốc Dũng, Phó giám đốc tập đoàn Dabaco cho hay: “Sắp tới chúng tôi đưa Nhà máy mới vào hoạt động, các kiến thức được học trong lớp sẽ giúp ích cho chúng tôi rất nhiều và chúng tôi tin Nhà máy mới sẽ hiệu quả hơn nhiều so với những gì chúng tôi đã làm được ở Nhà máy hiện tại”.
Có thể thấy, cho dù đã có kinh nghiệm làm quản trị sản xuất nhưng những khóa học tại PMC Việt Nam vẫn luôn giúp học viên có thêm nhiều kiến thức quý báu để đưa vào thực tiễn. Điều này được lý giải ở chương trình học luôn được cải tiến liên tục của PMC Việt Nam.
Nếu như những trung tâm đào tạo quản trị sản xuất khác phụ thuộc vào giáo án của giảng viên thì PMC Việt Nam lại chủ động khi quản lý, duyệt chương trình học. Toàn bộ ban giảng huấn của PMC Việt Nam đều là những chuyên gia hàng đầu như: Giảng viên Quốc gia chương trình GHK – PREMA (GTZ – CHLB Đức), giảng viên cao cấp chương trình Business Edge, chuyên gia tư vấn chương trình MPDF – IFC, giàu kinh nghiệm tư vấn và đào tạo, trên 25 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận các vị trí quản lý và điều hành trong các doanh nghiệp sản xuất,…