So với việc đặt mục tiêu tìm kiếm thêm 20% lợi nhuận từ việc mở rộng, phát triển thị trường thì việc giảm chi phí từ việc triệt tiêu lãng phí trong sản xuất hiện nay tại các DNNVV dễ dàng đạt được hơn rất nhiều.
Kinh doanh là lợi nhuận
LỢI NHUẬN = DOANH THU – CHI PHÍ
Theo một cuộc khảo sát (có phân tích hiện trạng) trên 300 doanh nghiệp từ tháng 08/2015 đến nay do trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC Việt Nam thực hiện, không lãnh đạo doanh nghiệp hay cán bộ quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp Việt Nam nào khẳng định không có lãng phí đáng kể trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình. Thế nhưng nghịch lý là những đơn vị này không tìm cách tiết giảm lãng phí đó mà luôn đề ra những kế hoạch hoành tráng mong đợi bước nhảy vọt trong khi chi phí đầu vào mỗi ngày một tăng lên.
Muốn giảm lãng phí – Hãy làm đúng ngay từ đầu
Một tòa nhà không thể xây cao mà không cần đến cái nền móng thật tốt. Nền móng của doanh nghiệp chính là phương pháp quản lý, là kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý và cả của chủ doanh nghiệp. Muốn nền móng được vững chắc doanh nghiệp phải làm đúng ngay từ đầu.
Khâu nguyên liệu, tạo phôi quyết định phần lớn hiệu quả sản xuất nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức cần thiết, nhất là trong các DNVVN Việt Nam. Nguyên nhân do đâu?
Việc mua, cung ứng nguyên liệu do trực tiếp Ban Giám đốc hoặc bộ phận cung ứng chịu trách nhiệm và có rất nhiều lý do để doanh nghiệp đưa nguyên liệu không phù hợp vào quá trình sản xuất:
– Sự hiểu biết sâu sát các vấn đề trong QLSX của những người thực hiện công tác cung ứng chưa đủ để đáp ứng yêu cầu;
– Không làm hoặc chưa làm tốt việc đánh giá năng lực nhà cung cấp;
– Không nắm được hiện trạng, năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình;
– Suy nghĩ sai lầm về chọn mua nguyên liệu: cho rằng cứ mua được nguyên liệu giá rẻ hơn sẽ làm giảm chi phí sản xuất.
…
Khi xuất hiện bán thành phẩm lỗi mà không được kiểm soát, ngăn chặn, bán thành phẩm lỗi sau khi đi qua các công đoạn tạo ra các chi phí và cuối cùng tạo ra sản phẩm lỗi. Sản phẩm lỗi được thải ra môi trường hoặc lại phát sinh chi phí cho việc tái chế, thêm cả nguy cơ trễ hạn giao hàng, mất uy tín với khách hàng.
Điều gì sẽ xảy ra khi khách hàng mua sản phẩm về sử dụng và thấy rằng giá trị sử dụng không tương xứng với chi phí họ bỏ ra để mua? Cho dù có những kế hoạch truyền thông hoành tráng đến mấy, PR hay đến mấy mà chất lượng sản phẩm không tương xứng với chi phí khách hàng bỏ ra thì sẽ không thể tồn tại được một cách bền vững.
Quản trị sản xuất đi từng bước nhỏ sẽ lợi hơn nhiều mong đợi sự nhảy vọt
Việc thực hiện những kế hoạch, giải pháp hoành tráng nhằm tăng doanh thu sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, thị trường biến động từng thời điểm. Để có thể tăng được lợi nhuận lên 10 – 20% bằng cách này vô cùng khó khăn.
Ngược lại, khi quản trị sản xuất tốt trong sẽ tiết giảm được lãng phí trong sản xuất và dễ dàng hạ được giá thành, tăng năng suất để có được thêm 20% lợi nhuận. Hiểu đơn giản rằng, không có sai sót trong sản xuất sẽ không có sản phẩm lỗi, không có sản phẩm lỗi giá thành sẽ giảm. Có những giải pháp rất đơn giản để giảm chi phí ngay từ việc giảm thao tác thừa của công nhân, bố trí lại mặt bằng, làm tốt khâu hoạch định đầu vào, giảm tồn kho,… – Những giải pháp không khó để DNSX có thể triển khai ngay và dễ dàng nhìn thấy kết quả, hiệu quả.
Doanh nghiệp Việt Nam còn ngại thay đổi trong quản trị sản xuất
Trên thực tế, còn rất nhiều sự lãng phí đang tồn tại trong doanh nghiệp sản xuất ngoài sự sai sót ở dây chuyền hay thao tác thừa ở công nhân. Tuy nhiên, không ít nhà quản lý sản xuất, lãnh đạo doanh nghiệp ngại việc tổ chức lại bộ máy sản xuất vì sợ ảnh hưởng tới guồng quay của công việc.
Trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC – Nơi giúp doanh nghiệp cởi nút thắt hiệu quả
“Giảm thiểu lãng phí” không khó là khẳng định của giám đốc trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC – chị Lê Tuyết. Chị Tuyết cho biết, trung tâm đào tạo quản trị sản xuất PMC đã sát cánh cùng rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp sản xuất lớn trên cả nước tổ chức, sắp xếp lại bộ máy sản xuất và hiệu quả mỗi dự án đều được đo đếm bằng số tiền mà doanh nghiệp tiết kiệm được qua mỗi tháng, mỗi quý và mỗi năm.